Những câu hỏi liên quan
camcon
Xem chi tiết
Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:34

Lời giải:

Nói đơn giản thế này. Khi đề cho: Cho đồ thị hàm số $y=x+2$

- Hàm số: chính là $y=x+2$, biểu diễn mối quan hệ giữa biến $x$ và biến $y$. Hàm số hiểu đơn giản giống như phép biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến.

- Đồ thị hàm số (hay đồ thị): Khi có hàm số rồi, người ta muốn biểu diễn nó trên mặt phẳng tọa độ ra được 1 hình thù nào đó thì đó là đồ thị hàm số. Ví dụ, đths $y=x+2$ có dạng như thế này:

 


 

Bình luận (0)
Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:40

- Tọa độ giao điểm của hai đồ thị: Khi ta vẽ được đồ thị trên mặt phẳng tọa độ, 2 đồ thị đó giao nhau ở vị trí nào thì đó chính là tọa độ giao điểm. Ví dụ, trên mp tọa độ ta có 2 đồ thị $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Điểm $A$, có tọa độ $(-1,5)$ chính là giao điểm. Như vậy, $(-1,5)$ là tọa độ giao điểm.

- Nhìn hình vẽ của đồ thị chỉ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn. Khi muốn tìm giao điểm của 2 đồ thị hàm số, người ta thường dùng hàm số để tìm cho nhanh, vì hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến một cách "số hóa" hơn.

- Với nhiều hàm số trở lên thì ta cứ xét từng cặp 1 thôi. 

Bình luận (2)
Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:49

- Tung độ giao điểm cũng được, nhưng không hay dùng. Vì sao? Vì khi biểu diễn đồ thị hàm số, người ta hay biểu diễn $y=ax+b$. Lấy ví dụ, có 2 đths có phương trình $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Người ta muốn tìm giao điểm $A(x_A,y_A)$

Vì $A$ thuộc 2 đths nên:

$y_A=-2x_A+3$

$y_A=x_A+6$

Tức là: $y_A=-2x_A+3=x_A+6$

Rút gọn lại: $-2x_A+3=x_A+6$ (chỉ còn hoành độ )

Nhưng người ta không muốn đặt $x_A$ làm gì cho mất thời gian. Vì vậy, người ta nói luôn, pt hoành độ giao điểm:

$-2x+3=x+6$. Giải được $x$ ta tìm được hoành độ giao điểm.

---------------------------------

Về câu ví dụ:

$(d_1)$ là hình vẽ được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ, còn hàm số $y=-2x+3$ là 1 hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa $x$ và $y$. Như vậy, 1 cái là hình, 1 cái là hàm số liên quan đến biến, số thì đương nhiên khác nhau. 

Hình vẽ thì không thể thay số được là đương nhiên, mà ta phải thay số vào biểu thức/ hàm số chứ. Cái này ta đã được học từ lớp 7 rồi.

Em còn chỗ nào chưa hiểu không?

 

Bình luận (2)
Nguyễn Khánh Hà
Xem chi tiết
Lê Minh Vũ
6 tháng 10 2021 lúc 13:10

Số lít sữa mà 7 con bò loại b cho trong một tuần là:

\(19\times7=133\left(l\right)\)

Số lít sữa mà 8 con bò loại a cho trong một tuần là:

\(49\times8=392\left(l\right)\)

Số lít sữa trung bình mỗi con con bò trong trại chăn nuôi đó cho trong một tuần là:

\(\left(133+392\right)\div\left(7+8\right)=35\left(l\right)\)

Đáp số: \(35l\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn bảo nhi
Xem chi tiết
Flynn
7 tháng 4 2020 lúc 16:56

Số bò thịt của trang trại đó là:

     945 : 9 = 105 ( con )

Nông trại đó nuôi tất cả số con bò là:

    945 + 105 = 1050 ( con )

         Đ/S: 1050 con bò.

k mik nhé!!

#Học tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Nguyễn Yến	Linh
7 tháng 4 2020 lúc 17:04

bạn lấy 945 chia 1 phần 9 được kết quả là 105 nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nghiêm Tuấn Hải
7 tháng 4 2020 lúc 17:10

                Số bò thịt ở trang trại đó là:

                  945:9=105(con bò)

                Trang trại đó nuôi số con bò là:

                  945+105=1050(con bò)

                              Đáp số :1050 con bò

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phú Thăng
Xem chi tiết
Doraemon
6 tháng 11 2018 lúc 12:07

Nhưng mà mình cần biết vẽ sơ đồ gì thì mình mới vẽ được !

Bình luận (0)
nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Pham Van Tien
9 tháng 12 2015 lúc 12:20

HD:

Trong 1 dung dịch các chất tồn tại ở dạng ion chứ không tồn tại ở phân tử, nên đối với dung dịch trên ta có các ion: Na+(1 mol), Ca2+(1 mol) và OH-(3 mol). Vì vậy CO2 phản ứng chỉ với ion OH- chứ không phản ứng với Na+ hay Ca2+. Do đó không phân biệt CO2 phản ứng với NaOH trước hay Ca(OH)2 trước nhé.

Đối với dạng bài toán COphản ứng với dd có chứa ion OH-, các em phải chú ý đến tỉ lệ giữa số mol OH- và CO2 (k = nOH-/nCO2). Có các trường hợp sau:

TH1: Nếu k \(\le\) 1 tức là 3/a \(\le\) 1, suy ra a \(\ge\) 3 (ở đây a là số mol CO2), thì chỉ xảy ra phản ứng sau: 

CO2 + OH- \(\rightarrow\) HCO3- (1)

Trường hợp này không thu được kết tủa, nên số mol kết tủa thu được = 0.

TH2: Nếu 1 < k < 2, tức là 1 < 3/a < 2, hay 1,5 < a < 3, thì xảy ra đồng thời 2 phản ứng sau:

CO2 + 2OH- \(\rightarrow\) CO32- + H2O

CO2 + OH- \(\rightarrow\) HCO3-

Trong trường hợp này thì số mol CO32- thu được = 3 - a mol (vì tổng số mol CO2 = a và tổng số mol OH- = 3 mol). Do đó, có phản ứng sau:

Ca2+ +CO32- \(\rightarrow\) CaCO3 (kết tủa trắng)

1 mol    3-a mol

Nếu 1 < 3-a, tức là 1,5 < a < 2 thì số mol kết tủa thu được = 1 mol. Nếu 3-a \(\le\) 1, tức là 2 \(\le\) a < 3, thì số mol kết tủa thu được = 3-a mol.

TH3: Nếu k \(\ge\) 2 tức là 3/a \(\ge\) 2, hay a \(\le\) 1,5 thì chỉ xảy ra phản ứng sau:

CO2 + 2OH- \(\rightarrow\) CO32-

Trường hợp này số mol OH- dư so với CO2 nên số mol CO32- thu được = số mol CO2 = a mol.

Ca2+ + CO32- \(\rightarrow\) CaCO3

1 mol    a mol

Nếu 1 < a  \(\le\) 1,5 thì số mol kết tủa thu được = 1 mol. Nếu a \(\le\) 1 thì số mol kết tủa thu được = a mol.

Như vậy qua các trường hợp trên có thể tóm tắt lại như sau:

Đặt y = số mol kết tủa. Ta có:

1) nếu 0 < a \(\le\) 1 thì y = a

2) nếu 1 < a < 2 thì y = 1

3) nếu 2 \(\le\) a < 3 thì y = 3-a

4) nếu a \(\ge\) thì y = 0.

Từ đó có thể vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của x vào a như sau:

 

ya1123

 
Bình luận (0)
Nguyễn Phú Thăng
Xem chi tiết
Doraemon
6 tháng 11 2018 lúc 12:09

Thì bạn vẽ cong thôi ! 

Ví dụ :

Bình luận (0)
Đỗ Bình An
7 tháng 4 2022 lúc 22:03

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 2 2017 lúc 6:22

a) Số lượng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

Biểu đồ thể hiện đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đàn trâu, bò lớn, nhất là trâu, chiếm 55,5% đàn trâu cả nước

-Tây Nguyên chiếm ưu thế về đàn bò, còn đàn trâu có số lượng ít

-So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, số lượng đàn trâu, bò của Tây Nguyên ít hơn nhiều

-Nguyên nhân

+Cả hai vùng đều có các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

+Trung du và miền núi Bắc Bộ do sớm hình thành các nông trường, hơn nữa việc chăn nuôi trâu, bò đã mang tính truyền thống, do trâu ưa ẩm, khỏe hơn và chịu rét giỏi hơn bò nên vùng này nuôi nhiều trâu hơn

+Tây Nguyên bò nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp vơi điều kiện khi hậu khô nóng ở nơi đây. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên cũng còn một số khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò như cơ sô hạ tầng, lao dộng, thị trương,...

b)Cơ cấu đàn trâu, bò

*Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

Cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta. (Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta, chiếm 55,5% cả nước. Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 16,6 lần Tây Nguyên. So với đàn bò, đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,6 lần

-Đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,34 lần đàn bò Tây Nguyên và chiếm 17,0% đàn bò cả nước

-Tây Nguyên chỉ chiếm 3,3% đàn trâu cả nước và 12,7% đàn bò cả nước. Đàn bò ở đây lớn gấp 7,6 lần đàn trâu

-Nguyên nhân

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò (đồng cỏ tự nhiên, nông trường chăn nuôi,...). Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, thích hợp vơi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nên được nuôi nhiều hơn bò

+Tây Nguyên cũng có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nhưng còn một số hạn chế (lao động, thị trường,...), vì vậy, số lượng đàn trâu, bò còn ít. Do có khí hậu nóng quanh năm nên việc chăn nuôi bò ở đây thích hợp hơn

Bình luận (0)
Pé Thỏ Trắng
Xem chi tiết
Lan Phương
5 tháng 4 2016 lúc 12:20

mk chỉ biết cách trong H thôi

Bình luận (0)
Trần Minh Lộc
5 tháng 4 2016 lúc 12:20

 Câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, vì trong C++ không có dấu chia hết. Vì vậy, mình trả lời theo 3 ý sau cho phép chia số nguyên trong C++: 
1) Dấu / được dùng để chia lấy phần nguyên. Ví dụ: 6/5 được 1, 6/3 được 2... 
2) Dấu % được dùng để chia lấy phần dư. Ví dụ: 6/5 được 1 (6 chia 5 dư 1), 6/4 được 2 (6 chia 4 dư 2), 6/3 được 0 (6 chia 3 dư 0)... 
3) Trong trường hợp muốn kiểm tra xem số a có chia hết cho số b không thì người ta thường dùng biểu thức a%b==0 (tức là: phần dư của phép chia a cho b là 0). Ví dụ: 6%3==0 thì đúng (6 chia hết cho 3) còn 6%5==0 thì sai (6 không chia hết cho 5)... 

Bình luận (0)
SKT_ Lạnh _ Lùng
5 tháng 4 2016 lúc 12:24

Câu hỏi của bạn không rõ ràng lắm, vì trong C++ không có dấu chia hết. Vì vậy, mình trả lời theo 3 ý sau cho phép chia số nguyên trong C++: 
1) Dấu / được dùng để chia lấy phần nguyên. Ví dụ: 6/5 được 1, 6/3 được 2... 
2) Dấu % được dùng để chia lấy phần dư. Ví dụ: 6/5 được 1 (6 chia 5 dư 1), 6/4 được 2 (6 chia 4 dư 2), 6/3 được 0 (6 chia 3 dư 0)... 
3) Trong trường hợp muốn kiểm tra xem số a có chia hết cho số b không thì người ta thường dùng biểu thức a%b==0 (tức là: phần dư của phép chia a cho b là 0). Ví dụ: 6%3==0 thì đúng (6 chia hết cho 3) còn 6%5==0 thì sai (6 không chia hết cho 5)... 

Bình luận (0)
Nhi Thạch
Xem chi tiết